Ghn

Sau một đêm thức cùng ngư dân nơi đây, tôi háo hức chờ các mẻ cá bội thu. Song, khi nhìn thấy toàn b tinh trùng vón cục

【tinh trùng vón cục】Cá tôm nhặt lên, rác đổ xuống biển

Sau một đêm thức cùng ngư dân nơi đây,átômnhặtlênrácđổxuốngbiểtinh trùng vón cục tôi háo hức chờ các mẻ cá bội thu. Song, khi nhìn thấy toàn bộ lưới cá được giăng kín hết nửa độ rộng con sông toàn rác, và chỉ là rác, tôi hiểu người làm nghề bà cậu nơi đây không dễ dàng mưu sinh.

Chưa hết sự cảm thông cho nổi cực nhọc, khó khăn đó, thì có một suy tư khác về lối mưu sinh của họ ám ảnh tôi tận bây giờ. Họ nhặt cá, tôm và các loại thủy sản nước ngọt khác ra khỏi đống rác to đùng đang làm chiếc thuyền tròng trành cho vào khoang chứa, quăng tất cả rác rưởi trả lại con sông trong đêm tĩnh mịch bằng cái tặc lưỡi "hôm nay lại xui rồi".

Lúc ấy tôi nghĩ, họ nghèo và nhờ con sông này để mưu sinh. Con sông là nguồn sống duy nhất của họ. Nhưng rác, từ đầu nguồn bị người ta bỏ vô tội vạ, theo con nước xuôi về đất Mũi làm cho cuộc mưu sinh của ngư dân nơi đây đã khó lại thêm vạn phần khó. Những người bỏ rác đầu nguồn thật có tội với nơi cuối nguồn này. Rồi tôi lại nghĩ, chính người cuối nguồn cũng có khác gì người nơi đầu nguồn. Dòng sông chở che họ trong cuộc mưu sinh, nhưng chính tay họ lại không bảo vệ cho nó.

Cơm, áo, gạo, tiền sát rạt nên người ta chỉ quan tâm đến con cá, con tôm có trong đống rác. Rác tự biết xuôi theo dòng mà đổ ra biển. Suy nghĩ này của họ cũng như những người nơi đầu nguồn, tạo thành vòng lặp "mặc kệ" của con người với rác.

Mấy ngày trước, người nuôi tôm hùm tại xã Cam Lập, TP Cam Ranh được cho là đã vô tư quăng lại cho biển các chất thải như vỏ hàu, ốc, rác nhựa tại gần ngay lồng bè nuôi tôm hùm của họ. Những việc như thế không hiếm, vẫn xảy ra hàng ngày.

Tôi đọc tin này khi đang ở nhà tưởng niệm khắc phục thiệt hại do dầu ở quận Taean, huyện Soweon, vùng biển Seohae - biển Tây Nam của Hàn Quốc.

Năm 2007, vùng biển vàng để tổ chức tham quan du lịch và hơn hết là nơi nuôi trồng rong biển, đánh bắt thủy hải sản - nguồn sống của 65 nghìn ngư dân nơi đây, chết vì sự cố tràn dầu.

66.000 thùng dầu thô của tàu Hong Kong Hebei Spirit va phải sà lan của Hàn Quốc, ước tính làm cho 10.500 tấn dầu thô tràn ra khu vực biển vàng này. Biển bỗng chốc biến thành một màu đen ngòm, hôi thối. Người thuyết minh cho chúng tôi nói bằng giọng run run, rằng đó là cơn ác mộng của người Hàn, là thảm họa đáng sợ nhất trong lịch sử ô nhiễm của đất nước này.

300 người từ 65 tuổi trở lên - với suy nghĩ rằng thời gian gần đất xa trời của họ không còn bao lâu nữa, nhưng người trẻ của làng biển này phải được thấy biển sạch dù sau 20 hay 30 năm nữa - đã góp sức vớt từng mảng dầu loang cho vào thùng đem đi đổ, lau từng viên đá bị dầu bám đông cứng trên bờ biển.

600 cánh tay ấy đã dấy lên một tinh thần bảo vệ môi trường, bảo vệ "nồi cơm" mưu sinh, kéo người Hàn Quốc lần lượt từ khắp mọi miền về Seohae để góp tay. Từ vài chục nghìn lên đến vài trăm nghìn người cứu biển.

Nhanh hơn dự đoán, sau 16 năm, biển chết ngày nào nay nhà nhà san sát làm homestay đón khách trở lại. Nhiều quán cà phê thiết kế bằng cửa kính, tạo tầm nhìn thoáng để du khách ngắm được toàn vẻ đẹp của biển vàng. Đặc biệt hơn, cát không còn nhuốm màu đen của dầu và tiếp tục là nguyên liệu cho ngành chế biến thủy tinh của Hàn Quốc. 65.000 hộ dân đã có thể bám biển và nuôi trồng lá rong biển trở lại.

Tôi chưa kiểm tra xem người Hàn có câu tục ngữ "Ăn cây nào, rào cây đó" như người Việt Nam không, nhưng hành động ấy rất gần với tinh thần của câu tục ngữ này. Sông, biển của chúng ta may mắn không gặp tai nạn khủng khiếp như vậy, nhưng lại bị chính tay của những con người nhờ vào nó mà sống làm tổn thương và hủy hoại dần.

Có thể, những người làm nghề bà cậu vẫn còn thấy một ít tôm cá nên chưa sợ viễn cảnh sông biển cạn cá tôm. Nhưng nếu không biết vừa khai thác, vừa giữ gìn, tôn tạo, thì những gì họ ăn hôm nay là đã lấn vào cả phần của con cháu trong tương lai.

Nguyễn Nam Cường

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap